0976722736

Tranh Lụa Việt Nam – Tuyệt phẩm từ Lụa Tơ Tằm Truyền Thống – SenSilk

Tranh Lụa – một trong những môn nghệ thuật có từ rất lâu đời. Vẻ đẹp của chất liệu có trong lụa khác hẳn với các chất liệu có trong sơn mài, sơn dầu. Nên trong lĩnh vực hội họa, duy nhất tranh lụa được gọi tên theo đặc tính của chất liệu làm nền tranh chứ không theo chất liệu vẽ lên trên nền đó. Có thể nói, nền lụa là một trong những chất liệu hội họa đặc thù và độc đáo.

Vài năm trở lại đây, vẽ tranh trên lụa tơ tằm Việt Nam phát triển mạnh hỡn trước, nhiều tác phẩm trở thành tuyệt tác đại điện cho làng nghề giúp nổi bật văn hóa truyền thống Việt Nam. SenSilk hân hạnh giới thiệu đến mọi người chủ đề 90 năm Tranh lụa Việt Nam nhằm giới thiệu khái quát về lịch sử môn nghệ thuật độc đáo “vẽ Tranh trên Lụa

Tranh lụa cổ

Trong lịch sử phát triển của nghệ thuật tạo hình. Tranh lụa thường được nhắc đến ở một số nước ở phương Đông có nghề trồng dâu nuôi tằm như Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam. Tranh lụa có nguồn gốc từ Trung Quốc và du nhập vào Nhật Bản, ở thời Minh Trị còn được gọi là Nhật Bản họa (nihonga,日本画).

Ở Việt Nam ngày nay còn lưu lại một vài bức chân dung Nguyễn Trãi, Phùng Khắc Khoan, Trịnh Đình Kiên, Phan Huy Cẩn, Phan Huy Ích, Phan Huy Thực, Phan Huy Vịnh từ thời Hậu Lê và thời Nguyễn. Tất cả những bức họa này (chưa rõ tác giả) đều vẽ trên lụa.

Tranh lụa Việt Nam hiện đại

Các họa sĩ Việt Nam nổi tiếng vẽ tranh lụa

Tranh lụa hiện đại Việt Nam mới ra đời từ thập niên 1930. Điểm khác biệt nhất giữa kỹ thuật vẽ tranh lụa cổ và tranh lụa hiện đại Việt Nam là ở chỗ: tranh lụa cổ thường được vẽ trực tiếp trên lụa khô, trong khi quá trình tranh lụa hiện đại giống như sự nhuộm đi nhuộm lại màu lên mặt lụa; lụa được căng trên khung gỗ và trong quá trình vẽ họa sĩ có thể rửa lụa nhiều lần rồi vẽ tiếp tới khi như ý.

Một trong những họa sĩ nổi tiếng nhất của dòng tranh này chính là Nguyễn Phan Chánh. Ông được coi là người đã có công tìm tòi, khai phá ra kỹ thuật vẽ tranh lụa hiện đại. Mặc dù dòng tranh này đã xuất hiện tại Việt Nam từ thời nhà Lê qua hai tác phẩm chân dung Nguyễn Trãi và chân dung Phùng Khắc Khoan. Nhưng phải đến thời của Nguyễn Phan Chánh, nó mới thực sự được biết đến qua thành công của ông.

Nguyễn Phan Chánh (1892-1984) được coi là họa sĩ đã khai phá loại hình tranh lụa hiện đại Việt Nam. Những bức vẽ thành công của ông có một phong vị đặc biệt Việt Nam, đồng thời phù hợp với quan niệm hội họa hiện đại: những mảng màu đơn giản, ấm áp, nhuần nhị, những đường viền mềm mại, những khoảng trống rất đúng chỗ. Ngoài ra, nhân vật và bối cảnh Việt Nam được nghiên cứu đơn giản và cách điệu độc đáo. Thành công của ông đã lôi cuốn các bạn cùng lứa và các họa sĩ thuộc lớp sau, mỗi người đã đóng góp làm phong phú thêm kỹ thuật vẽ tranh lụa.

Mai Trung ThứLê PhổLê Thị Lựu… là những người sống ở Paris, trung tâm hội họa thế giới với đủ trường phái tân kỳ, nhưng họ vẫn vẽ tranh lụa, góp phần cất lên một tiếng nói nghệ thuật độc đáo của Việt Nam.

Sau Cách mạng tháng Tám, số họa sĩ vẽ tranh lụa đông hơn. Họ mở rộng hơn đề tài, kỹ thuật và đã có những thành công mới. Nguyễn Thụ là một họa sĩ chuyên nhất về tranh lụa, có một phong cách riêng biệt. Bố cục tranh của ông đơn giản, nhịp nhàng, màu sắc mát mẻ êm dịu; bút pháp phóng khoáng, nhẹ nhàng; không gian mờ ảo thơ mộng với những nhân vật bình dị, thân quen… Một số nữ họa sĩ khác như Vũ Giáng Hương, Lê Kim Mỹ, Trần Thanh Ngọc, Mộng Bích, Kim Bạch, Đặng Thu Hương… cũng đã có nhiều thành công với tranh lụa.

Bàng Thúc Long (1922-1990) Ông là một trong những thế hệ đầu tiên vẽ tranh lụa thành công, ông không được nhiều người trong nước biết tranh ông chủ yếu được các khách nước ngoài thời bao cấp đến mua tranh của ông ở các gradi,hiện còn nhiều bức tranh được các bảo tàng mua trưng bày như Bảo tàng mỹ thuật VN, bảo tàng Betlin Đức. Ông cùng thế hệ với Họa sĩ Tạ thúc Bình cung chuyên vẽ tranh lụa.

Chất Liệu vẽ Tranh Lụa

Lụa dùng để vẽ tranh, khăn thường là Lụa tơ tằm cao cấp mịn hoặc hơi thô, dệt thủ công hay dệt bằng máy. Gần đây, do yêu cầu của ngành mỹ thuật, các nhà máy dệt đã sản xuất loại lụa chuyên dùng để vẽ tranh, mỏng và hơi thưa, nhìn rõ thớ lụa.

Trước đây, loại lụa mà các họa sĩ thường dùng để vẽ là lụa của làng Quan Phố, được dệt hoàn toàn bằng tơ tằm nên độ bền chắc và thấm màu rất tốt. Ngày nay do sự giao thoa văn hóa, họa sĩ Việt Nam đã học hỏi và nghiên cứu nhiều phương pháp mới nên ưa dùng lụa tơ tằm Bảo LộcNha Xá.

Màu vẽ Tranh Lụa

Phương pháp đặt màu lên lụa cũng hết sức tinh tế và chủ động vì khi lụa đã ngấm màu thì không thể nào làm cho chúng sáng lại được nữa, khác hẳn với sơn dầu hay bột màu, có thể dùng màu nọ chồng lấp lên màu kia. Nhưng ưu thế lớn nhất của tranh lụa chính là sự mềm mại, nhuần nhị, êm ả và sâu lắng. Để tạo được hiệu quả như vậy, các họa sĩ thường phải vẽ nhiều lần cho một mảng màu để màu thấm vào từng thớ lụa. Nếu như trong kỹ thuật sơn mài có phần việc mài sơn cũng được coi là vẽ thì trong kỹ thuật tranh lụa, việc rửa lụa cũng cần phải tính toán kỹ.

Màu vẽ để vẽ trên lụa thường là màu nước, phẩm hoặc mực nho. Theo dân gian, màu vẽ trên lụa được chế từ những sản phẩm thiên nhiên, có sẵn và dễ kiếm, như màu đen từ tro than lá tre, màu xanh từ lá chàm, màu vàng từ nước hoa hòe (giã nhỏ hoa và lọc lấy nước cốt) hoặc từ cây gỗ vang, trắng từ điệp tán nhỏ. Những màu từ thiên nhiên này rất bền, sắc độ đằm chín tự nhiên nhưng kém phần tươi tắn so với màu nước hiện đại. Ngày nay, nhiều họa sĩ còn dùng những họa phẩm đục, dày hơn như tempera, màu bột, phấn màu,… để thử sức với lụa.

Vài năm trở lại đây nhờ giao thoa văn hóa, họa sĩ Việt Nam thường sử dụng màu vẽ nhập khẩu từ Pháp, Ý.

Kỹ thuật vẽ tranh lụa

Công đoạn đầu tiên khi vẽ lụa là căng lụa lên khung sao cho thật đều tuy có thể để lụa khô hoặc ẩm. Sau đó, họa sĩ hồ lụa bằng nước bột gạo có pha một chút phèn để khi vẽ, màu bám không bị loang.

Có người bỏ qua công đoạn hồ lụa, họ thích khai thác những nét nhòe, loang, tạo sự mơ màng của tác phẩm. Khi thể hiện màu, họa sĩ có thể can hình lên bằng nét chì thật mảnh qua giấy can hoặc đặt bút vẽ thẳng lên lụa để cảm xúc được tuôn trào qua nét bút. Vẻ đẹp của tác phẩm tùy theo cách sử dụng ngọn bút của tác giả, của sự hòa quyện giữa màu, nét, bố cục, mảng màu.

Một nét riêng của kỹ thuật vẽ lụa là họa sĩ có thể dùng nước rửa lụa. Cách vẽ lụa truyền thống yêu cầu họa sĩ phải kiên trì: màu được pha loãng, sau đó nhuộm từng sợi vải, lớp màu nọ chồng lên lớp màu kia sao cho màu ngấm, thẩm thấu kỹ vào từng thớ lụa. Sau khi bức tranh hoàn thành, người vẽ có thể biểu lên giấy hoặc ghim lên giấy không bồi.

Khi vẽ lụa, người ta thường vẽ từ nhạt đến đậm, màu nhạt chồng lên nhau nhiều lần sẽ thành đậm nhưng vẫn nhìn thấy thớ lụa, tạo nên vẻ đẹp của chất lụa. Vẽ chồng lên nhau bằng các màu khác nhau cũng là một cách pha màu. Thỉnh thoảng, khi màu đã khô, họa sĩ phải rửa nhẹ cho sạch những chất bẩn nổi lên mặt lụa và để cho màu ngấm vào từng thớ lụa.

Họa sĩ Nguyễn Phan Chánh thường vẽ nhiều lớp màu trên một mảng hình. Mảng màu nâu được ông vẽ lần lượt các màu đỏ, xanh, nâu như là pha màu thẳng lên lụa rồi mang ra xối nước làm trôi đi các cặn màu. Khi tinh chất của màu đã thấm sâu vào thớ lụa thì nước chỉ còn tác dụng làm trôi đi cặn bẩn mà thôi. Như vậy trên nền lụa, mực nho hay thuốc nước là những chất liệu khá phù hợp khi kết hợp với nhau chi phối kỹ năng vẽ lụa. Chúng đều dễ hòa tan trong nước, tùy theo mức độ nước mà trở thành những mảng đậm nhạt khác nhau trên nền lụa và có độ loang thấm sang nhau rất duyên, rất riêng mà mềm mại. Những mảng để sáng của lụa thường nổi rõ các thớ lụa tạo độ sâu, độ chín cho những mảng màu bên cạnh và tạo cho tranh lụa vẻ trong trẻo, làm tăng thêm hiệu quả chất lượng của tranh. Đã có họa sĩ dùng trắng điệp trong tranh dân gian làng Hồ để thay trắng của màu nước. Chất điệp óng ánh và xốp, tạo sự tương phản với nền lụa mịn màng. Như vậy dù đậm hay nhạt, màu sắc không bao giờ che phủ hay đọng trên mặt lụa mà ngấm vào từng thớ sợi để lan tỏa, biểu hiện vẻ óng ả của nền lụa.

Khăn lụa tơ tằm vẽ tay – nét chấm phá độc đáo của Tranh lụa Việt Nam

Khăn lụa luôn là lựa chọn hàng đầu của người phụ nữ theo đuổi phong cách thanh lịch, quý phái… Là phụ kiện thời trang làm nên điểm nhấn đặc sắc nếu bạn biến hóa, kết hợp theo nhiều kiểu khác nhau để phù hợp với trang phục hay thời tiết. Đặc biệt, trong cơn gió heo may của những ngày chớm Thu, đầu Đông hay Xuân sang bạn sẽ không thể làm ngơ trước những chiếc khăn choàng lụa mềm mại thướt tha.

SenSilk Limited – Art of Silk là những tác phẩm nghệ thuật có 1-0-2 được tạo nên bởi sự kết hợp hoàn hảo giữa lụa tơ tằm Bảo Lộc (Lâm Đồng) và Nha Xá (Hà Nam) với đôi bàn tay của họa sĩ làng nghề truyền thống Hội An. Với họa tiết tinh tế và kiểu dáng đa dạng, khăn lụa vẽ tay cao cấp SenSilk sáng tạo dành riêng cho chị em giúp tôn bật nét duyên dáng, thanh lịch và quý phái. Chất liệu lụa siêu mỏng, siêu mềm, siêu nhẹ, thấm hút tốt, ấm áp khi đông sang, mát mẻ lúc hè về tạo nên sự thoải mái và điểm nhấn nhẹ nhàng, thanh thoát cho set đồ.

Những nét tinh tế độc bản của khăn lụa cao cấp vẽ tay góp phần tôn nên vẻ đẹp tiềm ẩn, duyên dáng của người phụ nữ Việt Nam

Bài viết xin chân thành cảm ơn đã tham khảo một số tư liệu tại (Our article thank you for using the reference material at): wikipedia.orgtoluavietnam.nettapchimythuat.vn

CÔNG TY CỔ PHẦN SEN SILK VIỆT NAM

☎️ 0976722736 – 0963545166

https://sensilk.vn/

Số 26, Lô TT02, HD Mon City, Hàm Nghi, P. Mỹ Đình 2, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.