Tục lệ tặng quà Tết được coi là một văn hoá ứng xử đẹp trong cộng đồng Việt Nam, đó không chỉ để thể hiện tình cảm mà quà tặng còn trở thành chất xúc tác tuyệt vời nhằm gắn kết, giữ gìn các mối quan hệ thêm bền chặt và tốt đẹp, đặc biệt là với người làm kinh doanh.
Ý nghĩa của những món quà Tết
Tặng quà Tết không chỉ là quan hệ tình cảm đơn thuần giữa người với người mà còn là nét đẹp trong văn hóa ứng xử, đạo lý làm người. Người Việt rất thận trọng trong mọi lời nói, cử chỉ trong dịp Tết nhằm cầu mong sự an lành, may mắn sẽ đến trong năm mới và tránh những điều xui xảy ra.
Không biết từ bao giờ, văn hóa tặng quà Tết đã ăn sâu vào nếp sống của người Việt. Mỗi món quà trang nhã, hình thức đẹp đẽ, gọn gàng và có ý nghĩa là lời chúc may mắn, tốt đẹp đến người nhận.
Xuất phát từ quan niệm này mà người ta thường tặng nhau những món quà ý nghĩa. Đối tượng được biếu quà là cha mẹ, người lớn tuổi, người có ân đức với mình… Khi trao quà, chúng ta đưa bằng hai tay, thành kính, lễ phép và trang trọng.
Những món quà để biếu, tặng trong dịp Tết phải có màu sắc tươi tắn như màu đỏ, màu vàng bởi chúng tượng trưng cho sự vui vẻ, may mắn và thành công.
Phong tục tặng quà Tết xưa và nay
Tặng quà đòi hỏi người trao phải lựa chọn vật phẩm cẩn thận, hợp với tâm lý cũng như sở thích của người nhận. Bởi lúc đó, món quà dù to hay nhỏ, phổ biến hay sang trọng đều trở nên ý nghĩa.
Văn hoá tặng quà Tết xưa
Thời xưa, Tết là được xem là dịp lễ lớn nhất trong năm của người Việt. Vào ngày Tết, ai cũng muốn chúc những lời tốt lành trong không khí vui vẻ, cầu mong năm mới tốt đẹp hơn. Đặc biệt, những món quà ngày tết tặng nhau là không thể thiếu. Văn hóa tặng quà của Tết xưa gắn liền với đạo lý uống nước nhớ nguồn, thương yêu kính trọng ông bà, cha mẹ, thầy cô. Món quà không cần phải quý giá, chỉ cần cặp bánh chưng, cành đào, cây quất là đã thể hiện được tấm lòng yêu mến của mình với những người yêu quý.
Quà Tết ngày nay
Xã hội ngày càng phát triển tuy nhiên những nét đẹp văn hóa ngày Tết vẫn không mai một mà ngày càng phát triển hơn. Văn hóa tặng quà Tết hiện nay vẫn kế thừa những giá trị xưa về lòng biết ơn, kính trọng nhưng có nhiều hình thức thể hiện. Với các món quà đa dạng, nhiều phân khúc, các cách tặng quà cũng khác nhau, việc tặng quà Tết ngày nay vẫn giữ được nét tinh tế và ý nghĩa.
Những món quà tết theo phong tục truyền thống xưa và nay
Phong tục tặng Khăn, Áo mới
Ngày xưa, khi vấn đề cơm áo, gạo tiền vẫn còn đè nặng thì việc có chiếc áo mới, khăn mới để chưng diện ngày Tết là rất quý giá. Ngày nay, áo quần, trang phục không còn là nỗi lo nữa nhưng với những người già, họ vẫn rất quý trọng chiếc khăn lụa, mảnh vải lụa tơ tằm mềm mịn. Bởi vậy, đây là quà tặng ý nghĩa cho ông bà, cha mẹ hay những người lớn tuổi vào dịp Tết.
Văn hoá quà tặng Việt theo xu hướng hiện đại
Ngày nay, khi đời sống vật chất nâng cao, theo đó, giá trị quà tặng cũng được nhiều người Việt quan tâm hơn, việc chọn quà được đầu tư kỹ lượng từ mục đích, ý nghĩa bao hàm, đối tượng trao tặng, tính thiết thực món quà đem lại cho người được tặng. Bên cạnh đó, mỗi món quà còn đòi hỏi tiêu chuẩn chỉn chu từ hình thức và tinh tế trong cung cách, lễ nghi trao và nhận quà.
Tuy mang ý nghĩa cao đẹp, nhưng thực tế, tặng quà, tặng lúc nào, tặng cho ai mới cần sự khéo léo, mới cần sự tinh tế và sâu sắc của người tặng, để người được tặng khi nhận món quà không hiểu nhầm ý tiêu cực mà họ vui vẻ thoải mái và quý trọng hơn mối quan hệ đang có. Đạt những điều này, quà tặng sẽ được nâng lên thành một nghệ thuật. Và nước Nhật chính là đất nước để chúng ta tìm hiểu và học hỏi về nghệ thuật tặng quà.
Văn hoá khăn tay ở Nhật Bản
Một số người Nhật còn coi khăn tay như một vật dụng thời trang. Và đôi khi có những người còn tỉ mỉ chọn khăn tay sao cho hợp màu với trang phục mình mặc mỗi ngày. Phụ nữ Nhật rất nhiều người có sở thích sưu tầm khăn mùi xoa. (như các quý ông xứ này thích sưu tầm mũ bóng chày hihi). Do đó khăn tay, đặc biệt là những chiếc khăn tay lụa tơ tằm thêu thủ công là món quà tinh tế được người Nhật đặc biệt ưa thích
Khăn tay là một nét văn hoá độc đáo của người Nhật
Trong các đám cưới ở Nhật, khăn mùi xoa được dùng để chấm những giọt lệ hạnh phúc. Trong các đám ma, người ta mang theo khăn mùi xoa trắng muốt để lau nước mắt tiễn đưa. Đôi khi trong vài trường hợp khăn tay được sử dụng một cách cầu kỳ là gói quà tặng. Khăn mùi xoa có mặt trong rất nhiều thời điểm của cuộc sống. Và đã trở thành một nét văn hóa độc đáo của người Nhật như vậy đó .
Một phần là vì người Nhật thích sự cầu kỳ và duy mỹ. Hình ảnh dùng khăn tay có cái gì đó tao nhã và cẩn trọng, thể hiện rất rõ tinh thần chỉn chu của người Nhật. Người Nhật cũng ưa thích sự sạch sẽ, và ý thức bảo vệ môi trường. Đó cũng là lý do khiến họ thích dùng khăn mùi xoa hơn lạm dụng khăn giấy đấy các bạn ạ.
“Mỗi đàn ông đều nên có ít nhất ba chiếc khăn tay“ – cố chủ tịch của Blooming Nakanishi (công ty sản xuất khăn tay lâu đời nhất ở Nhật Bản, thành lập từ năm 1879) từng nói. “Một chiếc để lau tay, một chiếc để lau miệng, còn một chiếc để lau nước mắt cho ai đó đang khóc.”
Địa chỉ bán Lụa tơ tằm Bảo Lộc tại Hà Nội: Khăn lụa tơ tằm – Khăn Lụa Vẽ Tay – Vải lụa cao cấp
CÔNG TY CỔ PHẦN SEN SILK VIỆT NAM
☎️ 0976722736 – 0963545166
https://sensilk.vn/
Số 26, Lô TT02, HD Mon City, Hàm Nghi, P. Mỹ Đình 2, Nam Từ Liêm, Hà Nội