0976722736

Lụa là gì? Vải Lụa Tơ Tằm là gì? Lịch sử Tơ Lụa thế giới và Việt Nam – THE SILK ROADS

  1. Trung Quốc
  2. Ấn Độ
  3. Thái Lan
  4. Việt NamLịch sử Tơ lụa Việt Nam7 làng nghề dệt lụa Việt Nam nổi tiếng
  5. Nam và Trung Á
  6. Địa Trung Hải cổ đại
  7. Châu Âu thời trung cổ và hiện đại
  8. Bắc Mỹ

Lụa là gì?

 là một loại sợi protein tự nhiên , một số dạng có thể được dệt thành hàng dệt . Sợi protein của có thành phần chủ yếu là fibroin và được tạo ra bởi một số ấu trùng côn trùng để tạo thành kén .  được biết đến nhiều nhất được lấy từ kén của ấu trùng tằm dâu Bombyx mori được nuôi trong điều kiện nuôi nhốt ( dâu tằm ). Từ sợi tơ người ta dệt lên một loại vải mềm mịn, mỏng óng – đó chính là Lụa. Sự xuất hiện lung linh của lụa là do cấu trúc giống như lăng kính tam giác của sợi tơ, cho phép vải lụa khúc xạ ánh sáng tới ở các góc khác nhau , do đó tạo ra các màu sắc khác nhau.

Vải dệt Mawangdui Han, Trường Sa, tỉnh Hồ Nam , Trung Quốc, thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên

“tự nhiên” (wild silk) được tạo ra bởi một loài sâu bướm chứ không phải tằm dâu (mulberry silkworm). Nó được gọi là “tự nhiên” vì người ta không thể nuôi loài sâu bướm này như tằm dâu được. Từ rất xưa, nhiều loại lụa tự nhiên đã được dùng ở Trung Quốc, Ấn Độ và châu Âu mặc dù không nhiều bằng lụa từ tằm dâu. Ngoài khác nhau về màu sắc và kết cấu, lụa tự nhiên còn có một đặc điểm khác nữa là: bướm nở ra trước có thể làm hỏng các kén khác nên những sợi tơ dài tạo nên các kén đó sẽ bị đứt ra thành nhiều sợi ngắn hơn.

Khi nuôi tằm dâu, người ta nhúng các nhộng vào nước sôi trước khi bướm hình thành hoặc xâu từng con một bằng kim nên cả kén còn nguyên sẽ được tháo ra thành một sơi dài liên tục. Nhờ vậy mà vải dệt từ loại lụa này sẽ chắc hơn. Lụa tự nhiên cũng khó nhuộm hơn.

Vải Lụa Tơ Tằm là gì?

Vải lụa tơ tằm là loại vải được xem là tự nhiên và được dệt 100% từ tơ tằm. Tơ tằm được nuôi trong các giai đoạn thủ công. Từ việc nuôi tằm, lấy kén cho đến thu tơ và làm lụa. Tất cả các quá trình nó đều được làm bằng thủ công không hề có sự can thiệp của máy móc. Trước đây nhắc đến loại vải này thì thường nhắc đến vua chúa, giới thượng lưu. Nhưng với sự phổ biến như bây giờ, nó đã được sử dụng rộng rãi đối với mọi người, chỉ cần yêu thích chúng là được. Đó cũng chính là lý do mà loại vải này được dùng nhiều trong việc may mặc hay phụ kiện và ngay cả đồ trang trí.

Lịch sử Tơ lụa thế giới

Nguồn gốc sản xuất lụa từ Trung Quốc trong thời kỳ đồ đá mới , mặc dù cuối cùng nó sẽ đến những nơi khác trên thế giới ( văn hóa Yangshao , thiên niên kỷ thứ 4 trước Công nguyên). Sản xuất tơ lụa vẫn giới hạn ở Trung Quốc cho đến khi Con đường Tơ lụa mở ra vào một thời điểm nào đó vào cuối thiên niên kỷ 1 trước Công nguyên, mặc dù Trung Quốc vẫn duy trì độc quyền ảo đối với sản xuất tơ lụa trong một nghìn năm nữa

1. Trung Quốc

Vải lụa sử dụng lần đầu tiên được phát triển ở Trung Quốc cổ đại. Bằng chứng sớm nhất về lụa là sự hiện diện của sợi tơ protein fibroin trong các mẫu đất tại địa điểm đồ đá mới Jiahu ở Hà Nam, có niên đại khoảng 8.500 năm.  Ví dụ sớm nhất còn sót lại của vải lụa có niên đại khoảng năm 3630 trước Công nguyên tại một địa điểm văn hóa Yangshao ở Qingtaicun gần Xingyang, Hà Nam. 

Quy trình làm lụa Trung Quốc thời cổ đại

Theo truyền thuyết ghi công phát triển tơ lụa cho một hoàng hậu Trung Quốc, Leizu (Hsi-Ling-Shih, Lei-Tzu). Vải lụa ban đầu chỉ được dành riêng cho các Hoàng đế Trung Quốc sử dụng hoặc họ làm quà tặng cho người khác, nhưng dần dần lan rộng qua văn hóa và thương mại Trung Quốc cả về địa lý và xã hội, rồi sau đó đến nhiều khu vực khác của châu Á và thế giới .

2. Ấn Độ

Lụa có lịch sử lâu đời tại Ấn Độ và được gọi là Resham ở phía đông và bắc Ấn Độ; Pattu ở phần phía nam của Ấn Độ . Các khám phá khảo cổ học gần đây ở Harappa và Chanhu-daro cho thấy nghề trồng dâu nuôi tằm , sử dụng các sợi tơ hoang dã từ các loài tằm bản địa , đã tồn tại ở Nam Á trong thời kỳ Văn minh Thung lũng Indus (nay thuộc Pakistan và Ấn Độ) có niên đại từ năm 2450 trước Công nguyên đến năm 2000 trước Công nguyên, trong khi “bằng chứng cứng và nhanh” cho việc sản xuất lụa ở Trung Quốc có từ khoảng năm 2570 trước Công nguyên. 

Shelagh Vainker, một chuyên gia về tơ lụa tại Bảo tàng Ashmolean ở Oxford, người nhìn thấy bằng chứng về việc sản xuất tơ lụa ở Trung Quốc “sớm hơn đáng kể” so với 2500–2000 trước Công nguyên, gợi ý, “những người thuộc nền văn minh Indus hoặc thu hoạch kén tằm hoặc buôn bán với những người đã làm, và rằng họ biết một số lượng đáng kể về lụa. Ấn Độ là nước sản xuất tơ lụa lớn thứ hai trên thế giới sau Trung Quốc

3. Thái Lan

Sau khi lụa có nguồn gốc từ Trung Quốc và Ấn Độ cổ đại , nơi nghề dệt lụa bắt đầu vào khoảng năm 2.640  trước Công nguyên , các thương nhân Trung Quốc đã phổ biến việc sử dụng lụa trên khắp châu Á thông qua thương mại. Các nhà khảo cổ tìm thấy những sợi tơ lụa đầu tiên ở Thái Lan có tuổi đời hơn 3.000 năm trong tàn tích của Ban Chiang – Địa điểm này được coi là một trong những nền văn minh lâu đời nhất của Đông Nam Á.

Sau Thế chiến thứ hai, cựu sĩ quan người Mỹ Jim Thompson quyết định rằng lụa sẽ được ưa chuộng tại quê nhà. Thông qua các mối quan hệ của mình ở New York, ông bắt đầu tiếp thị sản phẩm như một loại vải Xiêm truyền thống. Trên thực tế, vật liệu mà ông tạo ra có rất ít mối quan hệ với những gì trước đây đã được sản xuất trong nước. Nhưng thông qua việc xây dựng thương hiệu thông minh và bằng cách phát triển một loạt các mẫu “Thái”, ông đã thiết lập được lụa Thái như một thương hiệu dễ nhận biết.

4. Việt NamLịch sử Tơ lụa Việt Nam

Theo truyền thuyết, sử sách dân gian thì tổ nghề chăn tằmươm tơdệt lụa Việt Nam là Mỵ Nương Thiều Hoa – con gái vua Hùng Vương thứ 6 (một vị vua truyền thuyết của nước Văn Lang trong lịch sử Việt Nam từ năm 1712 – 1632 trước công nguyên). Tương truyền, công chúa Thiều Hoa từ thành Phong Châu (kinh đô Văn Lang) sang đây dạy dân nghề tơ lụa. Lụa làng Cổ Đô là sản vật tiến vua. Lụa Cổ Đô đã đi vào ca dao, nức tiếng cả nước: 

Lụa này thật lụa Cổ Đô

Chính tông lụa cống, các cô ưa dùng

Theo tư liệu lịch sử, từ thời văn hóa Phùng Nguyên (tồn tại từ cuối thiên niên kỷ III TCN, đầu thiên niên II TCN và kết thúc vào khoảng nửa đầu thiên niên kỷ II TCN. Phùng Nguyên là tên một làng ở xã Kinh Kệ (nay là xã Phùng Nguyên), huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ) cũng đã thể hiện những dấu tích quan trọng chứng minh kỹ thuật dệt vải: dấu vải và dọi xe sợi.

Tới thời văn hóa Đông Sơn (nền văn hóa cổ đã xuất hiện vào khoảng 800 năm trước công nguyên, từng tồn tại ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam và Bắc Trung bộ Việt Nam) thì nghề dệt vải đã thịnh đạt, chiếm thế chủ đạo trong đời sống của người Việt, và họ cũng phát triển được nhiều chất liệu vải khác nhau.

Trong thư tịch thì sách Hán Thư (một tài liệu lịch sử Trung Quốc cổ đại viết về giai đoạn lịch sử thời Tây Hán từ năm 206 TCN đến năm 25) cũng ghi là người Lạc Việt biết trồng dâu nuôi tằm và lại ghi rõ là “một năm có hai vụ lúa, tám lứa tằm”

Ngày nay, nếu có dịp đến thăm những làng nghề tơ lụa truyền thống nổi tiếng như Cổ Đô, Vạn Phúc (Hà Nội); Nha Xá (Hà Nam); Nam Cao (Thái Bình); Cổ Chất (Nam Định), Mã Châu, Duy Xuyên (Quảng Nam), Tân Châu (An Giang)… du khách sẽ có cơ hội được cảm nhận, khám phá những không gian sản xuất tơ lụa truyền thống tuyệt đẹp đầy hoài niệm… Thủ phủ lụa tơ tằm Việt Nam hiện nay là Bảo Lộc (Lâm Đồng) trung tâm sản xuất dâu tằm tơ lớn nhất Việt Nam, được thế giới đánh giá là có chất lượng thượng hạng chiếm 75% năng lực ươm tơ và 70% tơ sợi dệt lụa Việt Nam.

Trải qua bao cuộc bể dâu, nghề ươm tơ dệt lụa của người Việt cũng trải qua nhiều bước thăng trầm. Ngay cả những làng nghề nổi tiếng xưa nay cũng chỉ phảng phất hình bóng xưa do quá trình đô thị hóa. Tuy nhiên, điều đáng mừng là cái nghề vang bóng một thuở ấy đến nay vẫn còn được giữ gìn, có quy mô sản xuất tập trung và phát triển ở một số địa danh trên đất nước Việt Nam dưới đây:

4.1 – Làng lụa Vạn Phúc (Hà Đông – Hà Nội)

Theo truyền thuyết, cách đây khoảng 1200 năm, bà A Lã Thị Nương là vợ của Cao Biền, thái thú Giao Chỉ, từng sống ở trang Vạn Bảo. Trong thời gian ở đây, bà đã dạy dân cách làm ăn và truyền nghề dệt lụa. Sau khi mất, bà được phong làm thành hoàng làng.

Do xu thế đô thị hóa mạnh mẽ số lượng gia đình làm nghề trong làng giảm mạnh. Giao thương phát triển, nhiều cửa hàng lụa ở Hà Nội và ngay cả ở làng Vạn Phúc trà trộn lụa fake Trung Quốc chất lượng kém gắn mác lụa Vạn Phúc bày bán rất nhiều ảnh hưởng tới uy tín của làng lụa Vạn Phúc.

Cùng với việc lưu giữ và duy trì làng nghề dệt lụa truyền thống, làng lụa Vạn Phúc đang dần đổi mới, trở thành điểm du lịch để bắt nhịp với nhu cầu thị trường về sản phẩm cũng như nhu cầu khám phá, vui chơi, tìm hiểu về làng nghề của du khách.

4.2 – Làng dệt lụa Nha Xá, Hà Nam với bề dày lịch sử hơn 800 năm (Á Hậu lụa tơ tằm Việt Nam)

Theo sử sách ghi lại cách đây khoảng 800 năm, ông Tổ làng là Nhân Huệ Vương, Phiêu kỵ Đại tướng quân Trần Khánh Dư (1240-1340), vị tướng lỗi lạc thời nhà Trần – người đã có công truyền dạy cho dân Nha Xá dệt lụa và bắt cá hương (cá giống). Trong một lần du ngoạn trên sông Hồng, thấy bãi sông đẹp, ông đã lên xem và hướng dẫn người dân Nha Xá vớt cá hương trên sông về nuôi, trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa… Nghề dệt lụa của người Nha Xá cũng từ đó mà hình thành, gìn giữ và truyền cho con cháu đến tận ngày nay

Tại đền thượng xã Duy Hải và chùa Nha Xá – những nơi thờ Trần Khánh Dư còn lưu câu đối “Khai hoang địa, huấn nông tang, thiên niên sinh nghiệp – Dưỡng tế ngư, giáo chức bạch, vạn thế điền gia” (Tạm dịch: Mở đất hoang, dạy cấy cày, ngàn năm làm nghề sinh sống – Nuôi cá nhỏ, khuyên dệt vải, muôn đời cảnh nhà nông)

Đến với Nha Xá , Bạn không chỉ được thưởng thức cảnh đẹp của một làng quê đậm chất đồng bằng Bắc bộ, đan xen các ngôi biệt thự cổ kiểu Pháp, mà còn có thể lựa chọn cho riêng mình những tấm lụa đẹp nhất, được dệt và nhuộm bằng phương pháp truyền thống từ bàn tay khéo léo của các nghệ nhân lâu năm giàu kinh nghiệm

4.3 – Cổ Chất (Nam Định) – làng ươm tơ bằng tay nổi tiếng nhất Việt Nam:

Ngôi làng nhỏ nằm ven sông Ninh Cơ, thuộc địa phận xã Phương Định, huyện Trực Ninh, Nam Định. Xưa kia làng Cổ Chất sống nhờ vào nghề trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ, quay sợi. Theo các bậc cao niên của làng, cái nghề tang tằm đã tồn tại ở Cổ Chất khoảng vài trăm năm, nhiều gia đình đã trải qua gần chục đời sinh sống bằng cái nghiệp nong tằm né kén guồng tơ.

Thời thuộc Pháp vào khoảng đầu thế kỉ XX, giới tư bản Pháp đã đầu tư xây dựng một nhà máy ươm tơ ở ngày đầu làng. Từ đây, nghề ươm tơ ở làng Cổ Chất bắt đầu phát triển mạnh. Làng Cổ Chất và huyện Trực Ninh nói chung từng có lúc là vành đai nguyên liệu chính của công ty Bông Vải Sợi Bắc Kỳ (chủ quản là một số nhà tư bản người Pháp) trong những năm 1900. Tuy nhiên, kỹ thuật ươm tơ truyền thống này đang dần thất truyền, vì ngay cả các nhà nghề hiện giờ cũng khó có thể nối nghiệp bởi lớp trẻ. Hiện trong làng nhiều hộ gia đình đã chuyển sang chế biến tơ thành phẩm bằng máy. 

4.4 – Lãnh Mỹ A – huyền thoại xứ lụa Tân Châu (An Giang)

Trăm năm xứ tằm tang là con số tương đối. Sách Tân Châu xưa của Nguyễn Văn Kiềm – Huỳnh Minh xuất bản giữa thập niên 1960 ghi “Nhà Tằm trên” ở Tân Châu được thành lập năm 1909 từ sáng kiến của ông Bùi Quang Chiêu – Giám đốc Sở Canh nông Nam kỳ. Hãng tằm hỗ trợ nông dân từ khâu chọn giống dâu đến phương thức canh tác, rồi lựa giống tằm, phân phát hom nuôi tằm, trứng bướm…

Đến giờ, lai lịch tên gọi lãnh Mỹ A còn là một bí ẩn. Chỉ biết sản phẩm thủ công này không thể thiếu trái mặc nưa, khá phổ biến ở miền Nam, Campuchia, Lào, Thái Lan và Myanmar. Lụa Tân Châu được nhiều người biết đến nhờ đặc tính bền, mềm mại, hút ẩm cao và thoáng mát, sử dụng vào mùa hè và mùa đông đều được, đặc biệt lụa ở đây được nhuộm bằng chất liệu như vỏ, lá, nhựa của các loại cây, đặc biệt là trái Mặc nưa, vì vậy màu sắc nhìn rất tự nhiên mà không bị phai màu. Mặc nưa ra trái từ cuối tháng Tư ta, lai rai đến hết tháng Chạp. Trái mau hư, thường không trữ được quá ba ngày. Thợ nhuộm phải thức sớm, nghiền nhuyễn mặc nưa, lược lấy mủ đặc quánh hòa với nước theo đúng tỷ lệ.

Theo thời gian, cùng với sự phát triển và hội nhập, vải vóc trên thị trường đã trở nên đa dạng về mẫu mã và màu sắc hơn, lụa Tân Châu dần bị mai một, không còn vang danh như xưa. Tuy nhiên hiện nay, cùng với những chính sách của tỉnh An Giang để bảo vệ giá trị của làng nghề Tân Châu, các sản phẩm nơi đây đã và đang dần tìm lại được vị trí của mình.

4.5 – Làng nghề tơ lụa Mã Châu (Quảng Nam)

Hình thành từ thế kỷ 15, bên cạnh kinh đô Trà Kiệu (kinh đô của tiểu quốc Avamarati một trong 5 tiểu quốc của vương quốc Champa), làng Mã Châu chuyên dệt lụa cung cấp cho giới quý tộc, quan lại trong các vương triều. Lụa mang dáng vẻ, đặc trưng rất riêng của người Mã Châu nhờ được làm hoàn toàn từ tơ tằm thiên nhiên qua bàn tay khéo léo của những nghệ nhân có kinh nghiệm trong làng.

Khi xứ Đàng Trong – Việt Nam mở cửa giao thương với thế giới bên ngoài qua cảng thị Hội An thì tơ lụa Mã Châu là mặt hàng được xuất khẩu nhiều nhất. Từ cuối thế kỷ 19, khi người Pháp đến Việt Nam, làng Mã Châu có thêm nghề trồng bông, dệt vải nhưng tơ lụa vẫn là mặt hàng chủ yếu. Trong thời kỳ này, phương thức sản xuất của làng nghề đã được cải tiến đáng kể, từ chỗ sử dụng các khung dệt hoàn toàn thủ công chuyển sang bán cơ giới, rồi tiến đến tiến đến tự động hoá như ngày nay.

4.6 – Làng dệt đũi Nam Cao (Thái Bình)

Người ta cho rằng nghề dệt đũi Nam Cao được hình thành từ gần 400 năm trước đây. Lúc đầu vải đũi được dùng để may thành quần áo tiêu thụ trong nước cho các nhu cầu của nhân dân và dùng trong các lễ hội. Sau này vải đũi đã được xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới. Đến thời kỳ Pháp thuộc, vải đũi Tuýt So đã được xuất khẩu sang Pháp với số lượng lớn.

Nghề dệt đũi với trung tâm là xã Nam Cao, giờ đã lan tỏa ra 15 xã vệ tinh lân cận. Nghề dệt đũi đã có hơn 2.700 khung dệt, tạo việc làm cho gần 10.000 lao động ở các xã. Các khung dệt thủ công này hầu hết đã được cơ giới hóa, điện khí hóa vừa giảm sức người lại cho năng suất cao hơn. Trong làng dệt đã hình thành 13 doanh nghiệp tư nhân, 30 tổ hợp dệt và 780 hộ cá thể chuyên dệt. Hàng chục nhà doanh nghiệp cứng cựa vẫn đi mây về gió, ngày đêm ngược xuôi khắp vùng trong và ngoài nước để đưa đũi Nam Cao đi xa hơn, nhiều hơn và không chỉ ở Lào, Thái Lan, Tây Á mà cả ở Đông Á, Châu Âu

4.7 – Thủ phủ dâu tằm tơ Việt Nam – Bảo Lộc (Lâm Đồng)

Tơ lụa Bảo Lộc có từ những năm 60 thế kỷ trước, Nhật đã viện trợ 10 triệu USD để thực hiện dự án trồng dâu nuôi tằm để bồi thường cho chiến tranh (Colombo Plan). Theo đó, các chuyên gia Nhật đã khảo sát thổ nhưỡng, thời tiết, trồng thực địa các giống dâu, tằm tại nhiều nơi. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, người Nhật đã đặt những viên gạch đầu tiên cho “thủ phủ tơ tằm” mới, với việc thành lập Trung tâm tằm tang Bảo Lộc vào năm 1968.

Trải qua bao thăng trầm, bằng những nỗ lực không ngừng, tới nay toàn tỉnh Lâm Đồng có hơn 5.000 ha dâu tằm, trong đó Bảo Lộc có khoảng 500 ha với sản lượng lá dâu trung bình đạt khoảng 5.000 tấn/năm.

Thành phố Bảo Lộc đã được thừa nhận là thủ phủ của ngành dâu tằm tơ Việt Nam. Ở đây tập trung khoảng 30 công ty, nhà máy chế biến tơ tằm, ươm tơ dệt lụa nổi tiếng với thương hiệu đã được khẳng định trong và ngoài nước…  Bảo Lộc hiên nay là trung tâm sản xuất dâu tằm tơ lớn nhất Việt Nam, được thế giới đánh giá là có chất lượng thượng hạng chiếm 75% năng lực ươm tơ và 70% tơ sợi dệt lụa cả nước.

5. Nam và Trung Á

Các bức tranh tường của Afrasiyab vào thế kỷ thứ 7 sau Công nguyên ở Samarkand , Sogdiana , cho thấy một Đại sứ quán Trung Quốc mang lụa và một chuỗi kén tằm cho người cai trị Sogdian địa phương. Afrasiyab ( tiếng Uzbekistan : Afrosiyob ) là một địa điểm cổ của Bắc Samarkand , ngày nay là Uzbekistan , bị chiếm đóng từ năm 500 trước Công nguyên đến năm 1220 sau Công nguyên trước cuộc xâm lược của người Mông Cổ vào thế kỷ 13.

Các ghi chép xác định niên đại bắt đầu sản xuất lụa trong khu vực Nam Á là vào thế kỷ 13. Khi đó nó được gọi là lụa Bengal hoặc lụa sông Hằng. Chính phủ của Pakistan bắt đầu sản xuất lụa ở Rajshahi vào năm 1952. Các Rajshahi Factory Silk là một nhà máy thuộc sở hữu nhà nước được thành lập vào năm 1961. Năm 1978 nó đã được bàn giao cho Ban Phát triển dâu tằm tơ Bangladesh .

Các bộ phận Rajshahi ở miền bắc Bangladesh là trung tâm của ngành công nghiệp lụa của đất nước. Có ba loại lụa được sản xuất trong vùng: dâu tằm, tơ tằm và tơ tằm. Lụa Bengali là một mặt hàng chính của thương mại quốc tế trong nhiều thế kỷ. Nó được gọi là lụa sông Hằng ở châu Âu thời trung cổ. Bengal là nước xuất khẩu hàng đầu về tơ lụa giữa thế kỷ 16 và 19.

6. Địa Trung Hải cổ đại

Trong Odyssey , 19.233, khi Odysseus, trong khi giả làm người khác, bị Penelope tra hỏi về trang phục của chồng cô, anh ta nói rằng anh ta mặc một chiếc áo sơ mi “lấp lánh như da củ hành khô” (thay đổi theo bản dịch, bản dịch theo nghĩa đen ở đây ) có thể đề cập đến chất lượng bóng của vải lụa. Aristotle đã viết về Coa vestis , một loại vải dệt từ lụa hoang dã của Kos (một hòn đảo của Hy Lạp)

Gunthertuch – một tấm thảm lụa thời Byzantine

Tương truyền rằng, những con tằm lần đầu tiên được mang từ châu Á đến Byzantium vào khoảng năm 550 sau Công nguyên. Tương truyền rằng hai nhà sư đã giấu trứng tằm bên trong một chiếc cột tre để tuồn ra khỏi Trung Quốc, nơi chúng được bảo vệ chặt chẽ như bí mật quốc gia. Sau đó, các nhà sư đã tặng những quả trứng cho Hoàng đế Byzantine Justinian I ở Constantinople (Hy Lạp cổ đại), nơi ông đã tạo ra một ngành công nghiệp tơ lụa phát triển mạnh.

7. Châu Âu thời trung cổ và hiện đại

Ý là nhà sản xuất tơ lụa quan trọng nhất trong thời Trung cổ. Trung tâm đầu tiên giới thiệu sản xuất lụa đến Ý là thành phố Catanzaro trong thế kỷ 11 ở vùng Calabria . Tơ của Catanzaro cung cấp cho hầu hết châu Âu và được bán trong một hội chợ lớn ở cảng Reggio Calabria , cho các thương nhân Tây Ban Nha, Venice, Genovese và Hà Lan. Catanzaro đã trở thành thủ đô ren của thế giới với một cơ sở chăn nuôi tằm lớn sản xuất tất cả các loại chỉ và khăn trải giường được sử dụng ở Vatican. Thành phố này nổi tiếng thế giới về sản xuất lụa, nhung, gấm và thổ cẩm tinh xảo. 

Tơ được sản xuất và xuất khẩu từ tỉnh Granada , Tây Ban Nha, đặc biệt là vùng Alpujarras , cho đến khi Moriscos , nơi có ngành công nghiệp này, bị trục xuất khỏi Granada vào năm 1571. 

Kể từ thế kỷ 15, sản xuất lụa ở Pháp đã tập trung xung quanh thành phố Lyon , nơi nhiều công cụ cơ khí để sản xuất hàng loạt lần đầu tiên được giới thiệu vào thế kỷ 17.“La charmante rencontre”, bức tranh thêu hiếm hoi từ thế kỷ 18 bằng lụa của Lyon (bộ sưu tập riêng)

James I đã cố gắng thiết lập sản xuất tơ tằm ở Anh, mua và trồng 100.000 cây dâu tằm, một số cây trên đất liền kề với Cung điện Hampton Court , nhưng chúng là loài không phù hợp với sâu tơ, và nỗ lực này đã thất bại. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai , nguồn cung cấp lụa cho sản xuất dù của Vương quốc Anh được Peter Gaddum bảo đảm từ Trung Đông

8. Bắc Mỹ

Lụa hoang dã lấy từ tổ của sâu bướm bản địa đã được người Aztec (Mexico) sử dụng để làm hộp đựng và làm giấy. Tằm được du nhập vào Oaxaca từ Tây Ban Nha vào những năm 1530 và khu vực này thu được lợi nhuận từ sản xuất tơ tằm cho đến đầu thế kỷ 17, khi vua Tây Ban Nha cấm xuất khẩu để bảo vệ ngành công nghiệp tơ lụa của Tây Ban Nha. Sản xuất tơ lụa phục vụ nhu cầu tiêu dùng địa phương vẫn tiếp tục cho đến ngày nay, đôi khi kéo sợi tơ hoang dã.

Vua James I (vua của Anh và Ireland) đã giới thiệu nghề trồng lụa cho các thuộc địa của Anh ở Mỹ vào khoảng năm 1619, bề ngoài là để ngăn cản việc trồng thuốc lá . Các Shakers ở Kentucky đã áp dụng phương pháp này.

Lịch sử của tơ lụa công nghiệp ở Hoa Kỳ phần lớn gắn liền với một số trung tâm đô thị nhỏ hơn ở vùng Đông Bắc. Bắt đầu từ những năm 1830, Manchester, Connecticut đã nổi lên như một trung tâm ban đầu của ngành công nghiệp tơ lụa ở Mỹ, khi anh em nhà Cheney trở thành người đầu tiên ở Hoa Kỳ nuôi tằm đúng cách ở quy mô công nghiệp; ngày nay Khu lịch sử Cheney Brothers (trung tâm sản xuất tơ lụa rộng 175 mẫu Anh (71 ha) bao gồm hơn 275 tòa nhà nhà máy, nhà ở công nhân, nhà thờ, trường học và biệt thự của gia đình Cheney) trưng bày các nhà máy cũ của họ.

Chiến tranh thế giới thứ hai đã làm gián đoạn hoạt động buôn bán tơ lụa từ châu Á, và giá tơ lụa tăng chóng mặt. Ngành công nghiệp Hoa Kỳ bắt đầu tìm kiếm các sản phẩm thay thế, dẫn đến việc sử dụng các chất tổng hợp như nylon . Tơ tổng hợp cũng được làm từ lyocell , một loại sợi xenlulo , và thường khó phân biệt với tơ thật (xem tơ nhện để biết thêm về tơ tổng hợp).

Lụa Việt Nam ở đâu Trên Thị Trường Tơ Lụa Thế Giới?

Việt Nam có sản lượng xuất khẩu lụa thứ  6 trên Thế giới nhưng có một nghịch lý là trên bản đồ tơ lụa thế giới không có tên Việt Nam: Không thể tìm được những tấm lụa óng ả với dòng chữ “Made in Vietnam” bởi lụa Việt được xuất khẩu bằng tên của những thương hiệu lụa nổi tiếng thế giới.

Cận cảnh quy trình sản xuất lụa tơ tằm tại Bảo Lộc, Lâm Đồng

Với tiềm năng của nhu cầu thị trường, cùng với sứ mệnh ghi tên Việt Nam lên bản đồ tơ lụa Thế giới, SenSilk luôn nỗ lực góp phần nhỏ bé khôi phục các làng nghề lụa tơ tằm truyền thống, phát triển thương hiệu lụa tơ tằm “Made in Vietnam”. Cam kết bán lụa thật, chất lượng cao, giá cả phù hợp, công bố rõ nguồn gốc sản phẩm, giữ uy tín với người tiêu dùng trong nước và thế giới.

CÔNG TY CP SEN SILK VIỆT NAM
☎️(+84) 976722736
https://sensilk.vn/
https://www.facebook.com/khanluatotamcaocap/
https://www.youtube.com/channel/UCIo736QnO17ul92F2MfXfYA/videos
Số 26, Lô TT02, HD Mon City, Hàm Nghi, P. Mỹ Đình 2, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Làng nghệ dệt sợi Phương La, Thái Bình
Làng nghề thêu ren Văn Lâm, Ninh Bình
Nhà máy Tơ lụa Bảo Lộc, Lâm Đồng
Làng Lụa Á hậu Nha Xá, Hà Nam

SenSilk – The History of Silk – Art of Silk– Made in Vietnam

Bài viết xin chân thành cảm ơn đã tham khảo một số tư liệu tại (Our article thank you for using the reference material at): wikipedia.org, worldatlas.com, indianexpress.com, nytimes.com, thanglong.chinhphu.vn, kyluc.vn, nguyensumanh.hotoc.vn, toluavietnam.net, vnexpress.net, thaibinh.gov.vn, quangnam.gov.vn, sensilk.vn, angiang.gov.vn, dsvh.gov.vn, sodulich.hanoi.gov.vn, nps.gov, belovedlinens.net, smithsonianmag.com, topasiatour.com, didulich.net

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.