0976722736

Quy Trình Sản Xuất Lụa Tơ Tằm SenSilk

Đằng sau những món phụ kiện từ lụa, những chiếc khăn lụa tơ tằm SenSilk óng ả là một quy trình sản xuất lụa tơ tằm cần mẫn của với nhiều công đoạn đòi hỏi sự tỉ mỉ và lắm công phu.

Nuôi tằm


Nuôi tằm là công đoạn đầu tiên trong quy trình sản xuất lụa, công việc vẫn được dân gian ví von ”ăn cơm đứng” để nói lên sự vất vả của nghề.

Nuôi tằm “ăn cơm đứng”  là công việc vất vả, lắm công phu

Nuôi tằm được tính theo vòng, vòng đời của con tằm từ khi nở đến khi nhả tơ, tạo kén ước tính từ 23 – 25 ngày, chia thành 5 độ tuổi, trải qua bốn lần lột xác. Tằm ăn suốt 4 ngày đêm liên tiếp thì nằm yên không ăn nữa gọi là tằm ngủ, cơ thể ít động đậy, đầu ngẩng cao. Sau 2 ngày ngủ, tằm sẽ lột xác và chuyển sang tuổi sau. Tằm lên 5 là thời kỳ “ăn rỗi” với lượng thức ăn tiêu thụ bằng 80% các tuổi khác để tích luỹ dinh dưỡng trước khi nhả tơ. Sau khoảng 3 tuần tằm đạt mức phát triển kích thước tối đa, tằm chín: mình tròn, da căng bóng, trong suốt. Khi đó tằm ngừng ăn, cơ thể chứa đầy chất dịch trong suốt và có xu hướng ngoi đầu lên, bò đi tìm nơi thích hợp để làm tổ, sẵn sàng cho việc nhả tơ, tạo kén.

Tằm nhả tơ tạo kén


Tằm nhả tơ để tạo kén từ ngoài vào trong, bắt đầu với vài vòng tơ thô bao bọc bên ngoài để định hình tổ kén gọi là áo kén. Trong suốt 4 ngày liên tiếp, chúng lao động cật lực bằng cách di chuyển cơ thể theo hình số 8 liên tục khoảng 300.000 lần. Với cơ thể bé chỉ bằng hạt lạc, mỗi cá thể tằm có thể tạo ra lượng tơ “hoành tráng” đến gần 1km.

Mỗi cá thể tằm bằng hạt lạc nhả lượng tơ “hoành tráng” đến gần 1km

Tơ tằm thực chất chính là một loại sợi protein dạng lỏng, nhớt và trong suốt được tiết ra từ tuyến nước bọt của chúng, chất lỏng này đông cứng lại và trở thành dạng sợi khi tiếp xúc với không khí. Ngoài ra, tằm còn tiết ra một thứ chất lỏng thứ 2 gọi là sericin- một loại keo dính chặt hai nhánh tơ mảnh với nhau thành một sợi tơ bền chắc. Sau khi tận lực nhả tơ, tằm kiệt sức nằm yên trong kén và hoá thành nhộng, lúc này người ta bắt đầu gỡ kén để đem đi ươm tơ – bắt đầu một công đoạn mới của quy trình sản xuất lụa.

Ươm tơ


Để ươm tơ, đầu tiên người thợ thả kén vào nồi nước sôi, đảo kén làm tan một phần lớp keo sericin cho kén mềm, lớp áo kén bên ngoài bong ra dễ dàng tìm được mối tơ gốc để rút sợi tơ. Một sợi chỉ tơ được tạo thành từ 10 sợi tơ được rút từ 10 cái kén chập lại với nhau. Những sợi chỉ tơ này được quấn vào con suốt hình dáng như lõi ống chỉ, tiếp đó chạy vào những guồng tơ bẳng gỗ tròn được đặt nằm bắt ngang trên nồi nước sôi để cuộn thành các vỏ tơ sống rồi mang phơi nắng.

Ươm tơ đòi hỏi kỹ thuật khéo léo và kiên nhẫn

Đây là công đoạn trong quy trình sản xuất lụa đòi hỏi kỹ thuật khéo léo và kiên nhẫn của người thợ lành nghề. Những đôi tay thoăn thoắt lựa chọn, phân loại kén tằm, đảo kén lấy mối tơ, sao cho tơ kéo đều sợi, tạo nên những sợi tơ thanh mảnh, mềm mại nhưng rất bền và mang màu sắc óng ánh tự nhiên.

Xe sợi dệt lụa

Xe sợi dệt lụa là dùng tơ nõn se với nhau tùy theo tính chất, số lượng sợi và vòng xoắn để mắc cửi rồi dệt thành các loại vải lụa phong phú với đủ độ mỏng, rủ, trong, bóng hay mềm cứng, óng ánh. Tơ tằm được cuộn lại thành những nén tơ hoặc ống tơ. Trong quy trình sản xuất lụa, tùy thuộc vào chất lượng tơ và cách xoắn sợi tơ, người ta sẽ phân loại những loại tơ với tên gọi và chất lượng khác nhau: theo cách gọi dân gian có sợi mốt, sợi mảnh, sợi đũi; theo phương thức se sợi phân thành: sợi đơn, sợi khổ, sợi xoắn, sợi se 2 lần.

Dệt lụa tạo nên các loại vải lụa phong phú với độ mỏng, rủ, trong, bóng hay mềm cứng, óng ánh

Dệt lụa theo kiểu thủ công cổ truyền Việt Nam là dùng tay đưa, chân dận cùng lúc nhằm phối hợp, pha trộn các sợi dọc và sợi ngang. Để dệt lụa, cần đến dụng cụ căn bản là khung cửi gỗ “con cò” và suốt – ống cuộn chỉ nằm trong ruột con thoi để nhả sợi. Những vuông lụa mới dệt xong chỉ có màu trắng ngà hay vàng mỡ gà nguyên bản của tơ gọi là lụa mộc.

Nhuộm lụa

Sau công đoạn dệt, lụa tơ tằm thu được là lụa mộc thành phần chiếm 75 % là Fibroin, 25 % còn lại là Pein – một loại chất keo dính. Người thợ loại bỏ chất keo bằng cách cho tơ tằm vào nấu, tạo sự mềm mại cho sợi vải, kết hợp nhuộm màu sẽ giữ cho màu bền, không bị phai.

Quy trình nhuộm biến lụa mộc thành những dải lụa mang diện mạo mới rực rỡ

Nhuộm lụa theo quy trình sản xuất lụa tơ tằm truyền thống là dùng các nguyên liệu lấy từ thiên nhiên như vỏ cây, lá cây, củ Nâu, lá Trầu Không, Cánh kiến, lá Bàng…
Để ra được màu sắc đúng như ý muốn, trước tiên phải xử lý lụa mộc bằng cách ngâm trong nước trà, nước trầu không hoặc nhựa cây, sau đó xả, nhuộm màu, phơi khô rồi tiếp tục nhuộm lại lần thứ 2. Cách nhuộm truyền thống này được ưa thích bởi có giá trị kinh tế cao, giảm ô nhiễm môi trường, an toàn cho sức khỏe, mang mùi thơm dễ chịu và bền màu với thời gian. Ngày nay với kỹ thuật nhuộm hiện đại, lụa mang một diện mạo mới rực rỡ và đa dạng sắc màu hơn.

Cắt may


Người thợ cắt may sản phẩm lụa cần ít nhất hơn 7 năm kinh nghiệm để cho ra đời thành phẩm hoàn chỉnh, giảm thiểu tối đa những thất thoát công sức cũng như giá trị của quy trình sản xuất lụa. Chưa kể vốn được mệnh danh là “Nữ hoàng của các loại vải”, không phải ai cũng có khả năng chinh phục và tạo ra những đường cắt may tinh tế từ lụa.


Vẽ, thêu tay thủ công


Công đoạn quan trọng trong quy trình sản xuất lụa tơ tằm Sensilk để định hình nên thành phẩm mang dấu ấn riêng, khác biệt trên thị trường. Vẽ, thêu tay thủ công đòi hỏi nhiều kỹ thuật từ bàn tay khéo léo của những nghệ nhân lành nghề. Những hoa văn được chọn lọc mang ý nghĩa biểu trưng cao như các loài hoa: Sen, Đào, Mai… hay hình ảnh thiếu nữ mặc áo dài Việt Nam, cô gái đi chợ… được thể hiện vô cùng tỉ mỉ và sống động trên nền lụa óng.

Quy trình sản xuất lụa tơ tằm SenSilk là cả một hành trình dài nhiều công đoạn mà ở đó không thể không trân trọng ghi nhận sự tận hiến của kiếp tằm cũng như đôi bàn tay tài hoa của những nghệ nhân lành nghề. Từ đó, tạo nên những món phụ kiện, khăn lụa thêu tay là kết tinh tinh hoa truyền thống, góp phần tôn vinh nét óng ả bóng mượt của một trong những nghề thủ công mỹ nghệ lâu đời nhất Việt Nam.

CÔNG TY CP SEN SILK VIỆT NAM
☎️(+84) 976722736
https://sensilk.vn/
https://www.facebook.com/khanluatotamcaocap/
 https://www.youtube.com/channel/UCIo736QnO17ul92F2MfXfYA/videos
Showroom: Số 26, Lô TT02, HD Mon City, Hàm Nghi, P. Mỹ Đình 2, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Làng nghệ dệt sợi Phương La, Thái Bình
Làng nghề thêu ren Văn Lâm, Ninh Bình
Nhà máy Tơ lụa Bảo Lộc, Lâm Đồng
Làng Lụa Á hậu Nha Xá, Hà Nam

The Road Silk of Vietnam – SenSilk – Art of Silk– Made in Vietnam

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.